Viêm khớp và nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng khớp xương bị viêm nhiễm xảy ra tình trạng đau nhức, sưng tấy kéo dài. Người bệnh bị hạn chế khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống hằng ngày.

  1. Bệnh viêm khớp là gì?

Viêm khớp là thuật ngữ dùng chung để mô tả tình trạng viêm của một hoặc nhiều khớp xương. Viêm khớp có thể làm cho sụn khớp bị vỡ, gây đau, sưng khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển. Hiện nay, có khoảng 100 loại viêm khớp. Trong đó, có 4 loại viêm khớp thường gặp là: viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout và viêm đa khớp.

Viêm xương khớp là bệnh về khớp, chủ yếu ảnh hưởng đến sụn. Khi mắc viêm xương khớp, lớp trên của sụn bị vỡ và mòn đi, khiến cho xương dưới sụn cọ xát vào nhau gây đau, sưng, mất khả năng cử động khớp.

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng rối loạn viêm mạn tính đặc hiệu ảnh hưởng tới khớp. Điều này gây tổn thương tới niêm mạc khớp, màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn. Bên cạnh đó, bệnh còn ảnh hưởng tới các bộ phận khác như: da, mắt, tim, phổi…

Bệnh gout cũng là một dạng viêm khớp. Bệnh xảy ra do có sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu. Tình trạng này thường gặp ở nam giới trung niên hoặc phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh.

Viêm đa khớp là gì? Đó là tình trạng có nhiều hơn 3 khớp khác nhau trên cơ thể có triệu chứng đau, sưng, cứng khớp gây khó khăn khi cử động. Các loại viêm đa khớp bao gồm: viêm khớp do vảy nến, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp do virus Alphavirus gây ra.

  1. Các vị trí thường bị viêm khớp

Viêm khớp xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, có thể kể đến như: khớp chân, khớp tay, khớp háng, khớp vai, khớp đầu gối…

Viêm khớp vai (hay còn gọi là viêm quanh khớp vai): là tình trạng mỏm xương, khớp bả vai bị bào mòn, khô lại, cọ xát với dây thần kinh gây đau nhức âm ỉ, làm co cứng vùng vai gáy, cánh tay.

Viêm khớp gối: Khớp gối là một trong những khớp chịu lực trong cơ thể và thường xuyên thực hiện động tác nên dễ bị tổn thương, gây viêm đau. Khi bị viêm khớp gối, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng như: sưng đỏ, chân tê yếu, đi lại gặp khó khăn, có tiếng kêu lục cục khi di chuyển… Nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây tê liệt chi dưới.

Viêm khớp háng: Cùng với đầu gối, khớp háng cũng có nguy cơ bị viêm cao. Cơn đau ban đầu xuất hiện ở vị trí viêm, sau đó lan xuống đùi, chân hoặc thắt lưng hông.

Viêm khớp cổ tay: Đây là tình trạng khớp bị tổn thương do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây mòn sụn và xương dưới sụn, cấu trúc của khớp hư hỏng, tăng ma sát khi vận động, gây đau nhức, khó chịu cổ tay. Tình trạng này thường gặp ở nhân viên văn phòng, công nhân, người cao tuổi…

Viêm khớp ngón tay: xảy ra khi sụn nằm ở đầu các xương hình thành khớp ngón tay bị bào mòn. Hiện tượng này gây sưng, đỏ, đau và cứng khớp, khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi cử động các ngón tay.

Viêm cột sống dính khớp: là tình trạng viêm nhiễm mạn tính xảy ra ở cột sống, khiến cho đốt sống dính lại với nhau. Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng viêm khớp trục cột sống, viêm khớp cùng chậu, ngoài ra, các khớp chi dưới (khớp gối, khớp háng…) cũng bị tổn thương.

  1. Nguyên nhân gây viêm khớp

Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp, phổ biến là:

3.1. Tuổi tác: Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm khớp, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Bởi quá trình lão hóa khiến khớp bị khô do thiếu dịch khớp nên sụn giòn và dễ gãy hơn.

3.2. Yếu tố di truyền: Một số bệnh xương khớp có yếu tố di truyền như: viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp… Do đó, nếu người thân có tiền sử viêm khớp thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh hơn so với người bình thường. Theo các chuyên gia y tế, gen của những người này thường nhạy cảm với những yếu tố thay đổi của môi trường và dễ bị tổn thương hơn.

3.3. Béo phì: Cân nặng càng nhiều thì sức ép của trọng lượng cơ thể dồn lên hệ xương khớp càng lớn. Lúc này, khớp háng, cột sống và khớp đầu gối sẽ chịu áp lực nhiều nhất. Do đó, người béo phì có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn bình thường.

3.4. Giới tính: Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra, cơ bắp của nam giới phản ứng với xung thần kinh ở tốc độ nhanh hơn phụ nữ. Sự khác biệt này khiến tỷ lệ mắc viêm khớp ở phụ nữ cao hơn nam giới.

3.5. Nghề nghiệp: Một số công việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ở vị trí cổ tay, ngón tay, vai như: công nhân làm theo dây chuyền, nhân viên văn phòng, thợ may… do thường phải lặp đi lặp lại các động tác trong thời gian dài. Ngoài ra, những người làm công việc nặng, uốn cong đầu gối hoặc ngồi xổm… cũng có khả năng bị viêm khớp ở mắt cá chân, đầu gối, hông, xương sống và vùng cổ.

3.6. Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thuốc lá có thể kích hoạt hệ miễn dịch bất thường ở những người mang gen liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Không những vậy, thuốc lá còn làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh và giảm hiệu quả của một số thuốc trị viêm khớp.

3.7. Đi giày cao gót: Giày cao gót là một trong những “thủ phạm” làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hệ xương khớp. Khi đi giày cao gót, trọng lượng cơ thể sẽ dồn hết xuống chân, đặc biệt là khớp gối và gót chân. Theo thời gian, chúng sẽ bào mòn và làm tổn thương sụn khớp, gây viêm khớp.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể làm các khớp xương dễ bị viêm như: dinh dưỡng không hợp lý, chấn thương, tai nạn…

Chữa bệnh bằng các sản phẩm hỗ trợ điều trị

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, có công dụng điều trị và giảm nhẹ các biểu hiện của bệnh viêm khớp tới đời sống người bệnh. Việc nắm rõ nguyên nhân của bệnh lý là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp bạn tìm ra cách điều trị phù hợp và hiệu quả. Trong trường hợp bạn cần tư vấn về bệnh, xin mời liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 6629 (trong giờ hành chính) để được các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ bạn.

Hotline: 1800 6629