Mách bạn 5 cách bảo vệ sức khỏe khi trời nắng nóng đỉnh điểm

Hiện nay, miền Bắc đang bước vào những ngày nắng nóng kỷ lục của mùa hè. Ngoài trời, nền nhiệt độ lên đến 400C. Nhiệt độ tăng cao, nắng nóng dài ngày tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, côn trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở. Các loại bệnh dễ mắc do nắng nóng như bệnh về đường hô hấp (viêm phổi, viêm họng, sốt virus…), đường tiêu hóa (tiêu chảy). Bên cạnh đó, nắng nóng còn là nguyên nhân khiến nồng độ ozon và một số chất ô nhiễm khác trong không khí tăng cao, làm gia tăng các bệnh tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thậm chí gây đột tử. Đặc biệt, tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến ung thư da.

Để hạn chế tối đa ảnh hưởng có hại đến sức khỏe của nắng nóng, người dân cần tăng cường áp dụng những biện pháp chống nắng, nóng như sau:

1. Bổ sung nước khi nắng nóng

Nắng nóng làm cơ thể ra mồ hôi nhiều nếu không được bù nước đầy đủ sẽ gây mất nước, điện giải. Cần bổ sung đầy đủ, điều độ nước hàng ngày, thậm chí hàng giờ để chống nắng nóng và bù lượng nước bị mất đi. Đây chính là biện pháp đầu tiên, dễ thực hiện và rất hiệu quả để chống nắng nóng. Không nên uống nước đá, nước lạnh hay nước ngọt có gas bởi nó chỉ khiến cơ thể thêm phần mất nước. Tốt nhất là chọn các loại nước như: nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất…

2. Chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết

Nếu có thể, tránh đi đến những nơi có nhiệt độ quá cao. Vào những ngày nắng nóng, trên 40 độ không nên ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 15h chiều. Nên xem dự báo thời tiết trước khi lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là trong mùa hè. Nếu bạn phải đi ra ngoài trong những thời điểm nắng nóng, đừng quên mang theo một chiếc mũ hoặc là một chiếc ô. Nếu phải đi lại hay làm việc ngoài trời nắng không nên làm việc quá 2h liên tục dưới nhiệt độ cao, cần nghỉ ngơi bù nước giữa giờ làm.  Không cho trẻ em hay người già, người mắc các bệnh mạn tính tắm biển dưới trời nắng nóng quá 1 tiếng.

3. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Vào mùa hè, để tăng cường sức đề kháng hiệu quả, cần ăn chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng và có sự thay đổi, luân phiên trong việc chế biến các món ăn; nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, thức ăn nhiều nước; ăn nhiều những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể để chống nắng nóng như: trái cây, rau xanh, chè hạt sen, sữa chua, sữa tươi…

4. Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc

Cần nhớ rằng cơ thể con người có ngưỡng chịu đựng nhiệt độ nhất định. Vào những ngày nắng nóng, tăng cường nghỉ ngơi thường xuyên hơn. Không di chuyển dưới trời nắng liên tục trong thời gian dài, hãy tìm nơi có bóng râm để nghỉ. Hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia UV có hại cho da và mắt.

5. Bổ sung thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng

Nắng nóng kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, suy yếu tạo điều kiện cho việc phát triển các loại bệnh theo mùa. Chính vì vậy, việc bổ sung các loại vitamin và khoáng chất là việc hết sức cần thiết. Bởi nó tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể và bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa cấu trúc bị tổn thương… Vitamin có rất nhiều loại khác nhau và mỗi loại lại đóng vai trò riêng đối với cơ thể như vitamin A, vitamin C, vitamin D…

Mùa nóng việc sử dụng nhiều rượu bia, chế độ ăn không lành mạnh có thể sinh ra nhiều chất độc trong cơ thể, khiến gan phải làm việc quá sức và dẫn đến nhiều bệnh. Vì vậy, mùa hè nên dùng các sản phẩm giải độc gan, giúp mát gan thanh nhiệt.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa nắng nóng, người dân nên ăn thức ăn, uống nước đã nấu chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi người cần uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để đảm bảo đủ vitamin nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể.

 

Hotline: 1800 6629